Giới thiệu về giao dịch ngoại hối tương lai
Giao dịch ngoại hối
tương lai là giao dịch mà trong đó, hai bên mua/bán thỏa thuận thực
hiện giao dịch một số lượng tiền của một loại ngoại tệ xác định hoặc
vàng với mức giá được thỏa thuận tại thời điểm giao dịch nhưng thời gian
giao hàng lại là vào một thời điểm trong tương lai.
Thành phần tham gia vào giao dịch ngoại hối tương lai
Những nhà đầu tư trên thị trường giao dịch ngoại hối tương lai có thể được chia thành đầu tư phòng tránh rủi ro (hedgers) và đầu cơ (Speculators).
–
Đầu tư phòng ngừa rủi ro (Hedgers) là những người mua hoặc bán vàng
hoặc ngoại tệ trên thị trường nhằm mục đích tự bảo vệ quyền lợi của mình
khi biến động giá xuất hiện. Những người này muốn giảm đến mức tối
thiểu rủi ro bằng hợp đồng Futures để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trên thị
trường giao ngay.
– Đầu cơ
(Speculators) là những người đầu tư dựa vào sự biến động giá, sẵn sàng
chấp nhận rủi ro từ biến động giá giao ngay và giá giao dịch tương lai
với hy vọng tạo ra một khoản lợi nhuận. Cơ sở sinh lời là dựa trên dự
đoán về giá giao dịch tương lai và giá giao ngay. Với hợp đồng tương
lai, các khoản lãi phát sinh từ hợp đồng sẽ được nhận bằng tiền mặt ngay
trong ngày. Hơn nữa, giao dịch tương lai có chi phí rất thấp. Ví dụ chi
phí giao dịch ngoại hối kỳ hạn
có SPREAD là 100 điểm ứng với hợp đồng kỳ hạn trị giá là 1 000 000USD
thì chi phí là 1000 USD, trong khi đó, một giao dịch tương lai cũng có
giá trị là 1000 000USD nhưng phí giao dịch thường chỉ từ 200 USD đến 400
USD.
Đặc điểm giao dịch ngoại hối tương lai

– Một số điều khoản của hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa.
– Được thực hiện mua bán tập trung ở tại sở giao dịch.
– Phòng thanh toán bù trừ là nơi đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng cho mỗi bên.
Phòng thanh toán bù trừ:
Hợp
đồng giao dịch tương lai thường được giao dịch tại các thị trường tập
trung được tổ chức dưới hình thức như một sở giao dịch. Một bộ phận quan
trọng của Sở giao dịch chính là Phòng thanh toán bù trừ. Phòng thanh
toán bù trừ có vai trò quan trọng sau:
+ Bảo đảm việc tôn trọng những cam kết, tức là đảm bảo cho việc thực hiện và tôn trọng điều khoản hợp đồng.
+ Xác lập thanh toán cho từng hợp đồng.
+
Đảm bảo cho những hoạt động giao dịch trên thị trường được thanh toán
nhanh chóng và thường xuyên cập nhật tài khoản của các thành viên.
+
Phòng thanh toán bù trừ đóng vai trò như đối tác còn lại trong hợp
đồng (hoạt động giống như người bán đối với người mua và ngược lại, như
người mua đối với người bán). Bằng cách này, nó cho phép mỗi đối tác có
thể đảo ngược vị thế về sau mà không cần liên lạc với đối tác lúc đầu
của mình.
+ Xác lập mức ký quỹ nhằm đảm bảo cho hoạt động của phòng thanh toán bù trừ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét